TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY VÀ THÂN THỂ: MỘT CÁI NHÌN SƠ LƯỢC
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY VÀ THÂN THỂ: MỘT CÁI NHÌN SƠ LƯỢC Nguyễn Minh Nhật Nam Hình minh hoạ: Vitruvian Man , Leonardo da Vinci, c. 1490 Thân thể [1] con người (the human body) chiếm một vị trí đặc biệt trong những sự phạm trù hoá về mặt văn hoá. Từ xa xưa đến nay, con người chưa bao giờ ngừng miêu tả, phân tích, khái quát về thân thể củ a mình nhưng vẫn chưa thể tát cạn hết ý nghĩa của nó trong thế giới này. Hằng ngày ta đều trông thấy thân thể thông qua dáng vẻ, điệu bộ, biểu cảm, hành vi của nó. Nhưng mỗi khi ta áp lên nó một cách nhìn (để ấn định cho nó một bản chất) thì nó lại mở ra khả thể cho những cách nhìn khác, khiến ta không thể đi đến một định nghĩa hay chân lí tối hậu về nó. Một trong những lĩnh vực có truyền thống bàn luận lâu đời và sôi nổi nhất về thân thể chính là triết học phương Tây. Bài viết xem xét sự phạm trù hoá về thân thể con người trong cách nhìn nhận của một số triết gia phương Tây nổi bật. Thân thể đã được bàn luận từ thời Hy Lạp cổ đại [2] bởi