NGHỆ SĨ VÀ THỜI ĐẠI CỦA MÌNH / L’ARTISTE ET SON TEMPS (1957) - Albert Camus

NGHỆ SĨ VÀ THỜI ĐẠI CỦA MÌNH

(L’ARTISTE ET SON TEMPS)

Albert Camus

Diễn văn của Albert Camus tại Hội trường lớn Đại học Uppsala, Thuỵ Điểnngày 14 tháng 12 năm 1957

 

Một nhà thông thái phương Đông đã luôn thỉnh cầu, trong những lời khấn nguyện của mình, rằng thần linh nhân từ hãy cứu ông khỏi việc sống trong một thời đại thú vị. Bởi vì chúng ta không thôngthái, thần thánh đã không cứu chúng ta và chúng ta đang sống trong một thời đại thú vị. Trong mọi trường hợp, thời đại ấy không chấp nhận một ai hững hờ với nó. Nhà văn đương thời ai cũng rõ chuyện này. Có chăng nếu họ lên tiếng, sẽ có những chỉ trích và tấn công. Còn nếu họ khiêm tốn giữ im lặng, chúng ta sẽ chỉ nói về sự im lặng ấy để chỉ trích họ dữ dội vì điều đó.

Giữa cái ồn ã nhiễu nhương này, nhà văn không còn hi vọng tách ra một nơi để theo đuổi những suy tư cùng hình tượng thiết thân nữa. Cho đến nay, dẫu tốt xấu thế nào, xa lánh cõi đời luôn là điều khả dĩ trong lịch sử. Bất mãn điều gì, nhà văn im lặng ngoảnh đi hoặc nói lảng sang chuyện khác. Nhưng giờ thì thời cuộc đã đổi, đến nỗi sự im lặng cũng có ngụ ý ghê gớm. Kể từ giây phút mà chính việc không tham dự cũng bị coi như một chọn lựa đáng bị trừng trị hoặc là đáng khen ngợi, nghệ sĩ dù muốn dù không cũng đã bị đẩy xuống tàu. Trong trường hợp này, chữ “bị đẩy xuống tàu” [embarqué] với tôi ở đây chính xác hơn chữ “dấn thân” [engagé]. Thật vậy, thay vì có thể tình nguyện nhập cuộc, nghệ sĩ bị bắt phải đăng tên vào một thứ quân dịch. Mỗi nghệ sĩ ngày nay bị đẩy xuống một con tàu khổ sai của thời đại. Anh buộc phải từ bỏ tháp ngà mà cắn răng cam chịu điều ấy, dẫu anh cho rằng con tàu đầy mùi tanh lợm, rằng bọn cai nô quá đông, và nhất là, con tàu đang đi lạc hướng. Chúng ta đang ở giữa biển khơi. Như mọi kẻ trên đời, tới phiên mình, nghệ sĩ phải chắc tay chèo chống mà không được gục ngã, nói cách khác, phải tiếp tục sống và sáng tạo. 

Không dễ để nói ra sự thật, và tôi hiểu lý do nghệ sĩ luôn tiếc nuối sự tự tại của họ trước đây. Sự đổi thay này có phần tàn nhẫn quá. Bao giờ cũng vậy, trong rạp xiếc của lịch sử luôn có kẻ tử đạo vàcon sư tử. Con sư tử được lịch sử nuôi lớn, còn kẻ tử đạo nhận từ khán đài những lời an ủi miên viễn cho số phận bi đát. Trước kia, nghệ sĩ vẫn đứng ngoài cuộc đấu. Anh ca hát không vì điều gì, anh hát cho chính anh, hoặc cùng lắm là để khích lệ tinh thần cho kẻ tử đạo và khiến mãnh thú quên đi đói khát. Nhưng bây giờ thì ngược lại, kẻ ở trong rạp xiếc chính là nghệ sĩ. Giọng hát của anh ta tất yếu không còn giống như xưa.

Dễ thấy rằng sự tuân lệ lâu dài tước đi ở nghệ thuật trước hết là sự thoải mái, là chất tự do thần thánh tràn đầy trong nhạc của Mozart. Dễ hiểu hơn vì sao những tác phẩm nghệ thuật ngày nay rơi vào cảnh lụn bại đột ngột. Cũng thật rõ ràng để giải thích vì sao có nhiều nhà báo hơn là nhà văn, nhiều hướng đạo sinh vẽ tranh hơn là Cézanne, vì sao những câu chuyện diễm tình hay tiểu thuyết trinh thám đã thay thế Chiến tranh và Hoà bình hay Tu viện thành Parma. Dĩ nhiên, một tác giả có thể cất tiếng khóc thương nhân đạo và trở thành thứ mà nhân vật Stepan Trofimovich trong Kẻ bị chiếm hữu muốn trở thành: một sự chỉ trích bằng xương bằng thịt. Một người khác có thể sở hữu nỗi buồn ái quốc. Nhưng thứ sầu muộn ấy chẳng có cách nào làm thay đổi thực tại. Theo tôi, tốt hơn hết là nghệ sĩ góp phần mình cho thời đại bởi nó nhất mực đòi hỏi và hãy bình tâm mà công nhận rằng thời thịnh trị của những bậc thầy được tôn sùng, của những nghệ sĩ hoa trà cài áo, của những thiên tài chỉ yên vị trong phòng chỉ còn là dĩ vãng mà thôi. Sáng tạo thời nay là sáng tạo nguy nan. Mỗi sự xuất bản là một hành động đặt chính nó vào sự cuồng nộ của một thời đại không khoan nhượng. Vì vậy câu hỏi cần giải quyết không phải là liệu điều trên có nguy hại cho nghệ thuật hay không. Câu hỏi cho tất cả những ai không thể sống thiếu nghệ thuật chỉ là làm thế nào để sự tự do kỳ lạ của sáng tạo sẽ vẫn khả thi giữa hàng vạn thứ giáo điều của nhà thờ và vũ lực của cảnh sát.

Nói rằng nghệ thuật đang bị đe dọa bởi quyền lực của nhà nước thì chưa đủ. Bởi vì nếu chỉ có vậy thì vấn đề sẽ thật đơn giản: nghệ sĩ chống trả hoặc đầu hàng. Nhưng vấn đề thì phức tạp hơn và cũng nghiêm trọng hơn khi rõ ràng còn có cả một cuộc đấu tranh đang diễn ra trong tâm khảm của người nghệ sĩ. Lòng thù ghét của nghệ thuậtcái mà xã hội chúng ta đã đem đến những minh chứng điển hình, chỉ sinh sôi nảy nở mạnh mẽ ở thời nay vì nó được nuôi dưỡng bởi chính các nghệ sĩ.

Nghệ sĩ đi trước hoài nghi về tài năng của họ. Còn ngày nay thì nghệ sĩ hoài nghi về sự cần thiết của nghệ thuật mà họ đi theo, cũng chính là sự sống còn của họ. Racine vào năm 1657 đã bào chữa cho tác phẩm Berenice, có thể là khi ông đang đấu tranh bảo vệ Sắc lệnh Nantes. Việc các nghệ sĩ chất vấn nghệ thuật có nhiều nguyên do, và lý do quan trọng nhất phải được chú ý. Một trong những kiến giải hợp lý nhất chính là cái cảm giác của nghệ sĩ ngày nay về sự dối trá hoặc tiếng nói không vì điều gì, nếu anh ta chẳng hề để tâm đến những biến cố đau thương trong lịch sử. Đặc thù của thời đại này thật ra chính là sự can gián của quần chúng nhân dân trong cảnh khốn cùng trước những việc nhạy cảm hiện nay. Chúng ta biết chắc rằng họ đang hiện diện trong khi chúng ta luôn cố ý lãng quên họ. Và khi chúng ta đột nhiên ý thức mạnh mẽ về sự hiện diện đó thì không phải do chúng ta quyền quý hơn hay tinh hoa hơn xưa — mà chính bởi vì quần chúng đã ngày càng hùng mạnh và buộc chúng ta không thể phớt lờ họ.

Vẫn còn nhiều nguyên do khác cho sự đầu hàng của nghệ sĩ, một vài trong số chúng nom ra vẻ ít cao nhã hơn. Nhưng dẫu lý do là gì đi nữa, chúng đều có một mẫu số chung: ngăn cản sự tự do của sáng tao bằng cách phá huỷ nguyên tắc tối thượng của nó: niềm tin tưởng của người sáng tạo vào bản thân mình. “Niềm tin thuần khiết nhất tồn tại khi một người biết vâng lời cái phần tài năng bên trong anh ta”, Emerson nói. “Chỉ khi nào người ta tin vào chính mình thì tất thảy mọi thứ đều có lợi đối với họ”, một nhà văn Mỹ thế kỷ XIX đã nói thêm. Những ý niệm lạc quan đến nỗi gây sửng sốt ấy hầu hết đã chết ở thời điểm này. Giờ đây nghệ sĩ lại tỏ ra hổ thẹn với lương tâm và đặc quyền (nếu có) của mình. Anh phải là người đầu tiên trả lời cho câu hỏi tự mình đặt ra: nghệ thuật là một thứ xa hoa giả trá chăng?


Albert Camus - Philosopher, Author and Journalist | Meaning of Life
Albert Camus (goodqn.com)


I

Đây chính là lời hồi đáp thẳng thừng cho câu hỏi ấy: Văn nghệ đôi lúc có thể trở nên xa hoa giả trá. Trên boong thượng tầng của những con tàu nô lệ, lúc nào ta cũng có thể ung dung ngắm sao, trong khi dưới khoang tàu, tù nhân phải gập mình và dốc hết sức lực để bơi chèo. Trên những dãy ghế của khán đài quanh đấu trường, lúc nào ta cũng có thể thoải mái chuyện trò, trong khi dưới sàn đấu, nạn nhân đã thịt nát xương tan dưới bộ hàm của mãnh thú. Khó mà phủ nhận những thành quả vĩ đại của nền nghệ thuật ngày trước. Nhưng giờ đây thế sự đã biến chuyển ít nhiều, và đâu đó trên thế gian đang ngày một nhiều thêm những kẻ nô tù và người tuẫn đạo. Trước bấy nhiêu sự cùng khổ trong thời đại này, nếu như nghệ thuật vẫn khăng khăng hướng tới sự xa hoa, nó tuyệt nhiên trở thành một sự dối trá. 

Nghệ thuật thực sự đã nói lên điều gì? Nếu nghệ thuật tự nó chỉ là những gì mà cả xã hội yêu cầu, khác nào nó sẽ trở thành trò tiêu khiển vô nghĩa. Nếu nghệ thuật lại mù quáng chối từ xã hội, nếu nghệ sĩ là những kẻ quyết chí ẩn náu trong cõi mộng của họ thì khác nào văn nghệ chẳng nói lên điều gì ngoài sự cự tuyệt tiêu cực. Trong hai trường hợp, nghệ thuật chỉ là sản phẩm của kẻ giải khuây hoặc những nhà ngữ pháp, và trong cả hai trường hợp, nghệ thuật đều sẽ tách mình ra khỏi thực tại đang chuyển vần. Chừng gần một thế kỷ chúng ta sống trong một xã hội không hẳn là xã hội kim tiền (tiền bạc là thứ khêu gợi nhục dục). Một xã hội tư bản có thể được định nghĩa như là một nơi mà mọi thứ mất đi đều vị lợi cho những ước hiệu tượng trưng của tiền bạc. Khi tầng lớp thống trị đếm tính vận may của mình, không phải bằng mẫu đất hay thỏi vàng mà bằng những con số trùng khớp hoàn hảo với số lượng giao dịch nhất định, họ đã tự kết tội chính mình đã bày ra một trò lừa bịp trong thế giới này. Một xã hội đặt nền tảng trên những ước hiệu như vậy ngay trong bản chất là một xã hội giả dối, nơi chân lý xác thịt của con người bị xem như một món đồ nhân tạo. Không lý do nào để ngạc nhiên rằng một xã hội như vậy đã chọn tôn giáo như là một thứ luân thường đạo lý và nó đẽo khắc những chữ “tự do” và “bình đẳng” lên các nhà tù cũng như các thánh đường tài chính. Từ ngữ không thể bị bán rẻ như thế được. Giá trị bị phỉ báng nhiều nhất trong thời đại này chính là giá trị của Tự Do. […]. Suốt một trăm năm xã hội tư bản độc quyền và đơn phương lợi dụng Tự Do, xem nó như một thứ quyền lợi hơn là nghĩa vụ, và táo tợn sử dụng một thứ Tự Do hoàn hảo để biện minh cho sự đàn áp.

Chính vì vậy, có gì ngạc nhiên nếu cái xã hội ấy không đòi hỏi nghệ thuật trở thành một phương tiện để giải phóng mà chỉ muốn nghệ thuật trở nên tầm thường và chỉ đơn thuần là thú tiêu khiển? Do đó, cái xã hội vàng son ấy, nơi mà mọi rắc rối đều là rắc rối tiền bạc và mọi nỗi lo đều là nỗi lo uỷ mị, qua bao nhiêu kỷ, đã tự mãn với những nhà tiểu thuyết già dặn cùng với một nền văn nghệ phù phiếm bậc nhất thế gian — thứ mà trước khi vào tù Oscar Wilde đã nghĩ về, ông nói rằng khuyết điểm trầm trọng nhất của nghệ sĩ là sự hời hợt. Bằng cách này, những người sản xuất nghệ thuật (tôi không nói nghệ sĩ) thuộc tầng lớp trung lưu ở châu Âu, trước và sau năm 1900, đã lắc đầu khước từ trách nhiệm của mình với nghệ thuật bởi lẽ trách nhiệm ấy yêu cầu một cuộc đoạn tuyệt với xã hội của họ (những người thật sự từ bỏ xã hội ấy chính là Rimbaud, Nietzsche, Strindberg, và chúng ta đều biết cái giá mà họ phải trả). Chính giai đoạn này đã sản sinh ra chủ thuyết Chính vì vậy, có gì ngạc nhiên nếu cái xã hội ấy không đòi hỏi nghệ thuật trở thành một phương tiện để giải phóng mà chỉ muốn nghệ thuật trở nên tầm thường và chỉ đơn thuần là thú tiêu khiển? Do đó, cái xã hội vàng son ấy, nơi mà mọi rắc rối đều là rắc rối tiền bạc và mọi nỗi lo đều là nỗi lo uỷ mị, qua bao nhiêu kỷ, đã tự mãn với những nhà tiểu thuyết già dặn cùng với một nền văn nghệ phù phiếm bậc nhất thế gian — thứ mà trước khi vào tù Oscar Wilde đã nghĩ về, ông nói rằng khuyết điểm trầm trọng nhất của nghệ sĩ là sự hời hợt. Bằng cách này, những người sản xuất nghệ thuật (tôi không nói nghệ sĩ) thuộc tầng lớp trung lưu ở châu Âu, trước và sau năm 1900, đã lắc đầu khước từ trách nhiệm của mình với nghệ thuật bởi lẽ trách nhiệm ấy yêu cầu một cuộc đoạn tuyệt với xã hội của họ (những người thật sự từ bỏ xã hội ấy chính là Rimbaud, Nietzsche, Strindberg, và chúng ta đều biết cái giá mà họ phải trả). Chính giai đoạn này đã sản sinh ra chủ thuyết Nghệ thuật vị Nghệ thuật, thứ quả thực chỉ là lời thú nhận cho sự vô trách nhiệm đó. Nghệ thuật vị Nghệ thuật, trò khuây khoả của một người nghệ sĩ đơn độc, hoàn toàn là một thứ nghệ thuật chắp vá trong một xã hội đầy dối trá và ích kỷ vị lợi. Hệ quả của chủ thuyết này là kiểu văn nghệ phòng khách, kiểu nghệ thuật thuần tuý, vị hình thức, sống bằng những cung cách cầu kỳ và sự trừu tượng và rồi kết thúc bằng sự băng hoại của mọi giá trị hiện thực. Bằng cách trên, vài tác phẩm nghệ thuật trong số đó mê hoặc một vài nhóm người trong khi những phát minh thô thiển làm suy đồi đám người còn lại. Cuối cùng, nghệ thuật sẽ thoát ly khỏi xã hội và tự cắt đứt với cội rễ cuộc đời. Dần dà người nghệ sĩ, cho dù là trứ danh, sẽ trở nên cô độc hoặc ít nhất chỉ được người dân đất nước mình biết đến thông qua các phương tiện trung gian như báo chí hoặc đài phát thanh, vốn chỉ cung cấp những thông tin thích hợp và giản lược về anh ta. Nghệ thuật càng trở nên đặc trưng thì nó càng tìm đến sự truyền bá rộng rãi trong công chúng. Hàng triệu người dân sẽ sở hữu cái cảm giác được biết đến những nghệ sĩ vĩ đại ở thời mình, bởi lẽ họ đã đọc được từ các tờ báo rằng người nghệ sĩ này vừa nuôi chim hoàng yến, hay người nọ chẳng bao giờ giữ được hôn nhân quá sáu tháng. Ngày nay, danh tiếng lớn nhất đối với nghệ sĩ chính là được ngưỡng mộ hoặc căm ghét mà không cần phải được đọc. 

Bất cứ một nghệ sĩ nào hăng hái bước vào xã hội với niềm khao khát nổi danh thì tức khắc anh phải nhớ một điều, rằng chẳng phải tiếng tăm sẽ đến với anh, mà sẽ vào tay một kẻ khác ẩn dưới cái tên của anh, hắn cuối cùng cũng sẽ thoát khỏi anh và có lẽ một ngày không xa sẽ quay lại bức tử phần nghệ sĩ chân chính trong anh.

Thật ngạc nhiên làm sao khi biết rằng hầu hết mọi thứ đáng được sáng tạo trong thời đại kim tiền châu Âu vào thế kỷ XIX và XX, như văn chương chẳng hạn, đều nhằm một mục đích chống lại xã hội ấy, thời đại ấy! Chúng ta có thể khẳng định rằng khi Cách Mạng Pháp nổ ra thì văn chương bấy giờ hầu như là tiếng nói tán thành. Từ lúc xã hội tư bản, kết quả của cuộc cách mạng, đi vào ổn định thì trái lại, văn chương trở thành tiếng nói phản kháng. […] Quần chúng nhân dân và tầng lớp quý tộc — hai bộ phận của mọi dân tộc — đứng về cánh tả, phản đối một xã hội giả tạo trong thời đại của họ. 

Thế nhưng sự cự tuyệt này tồn tại quá lâu đến nỗi trở nên cứng nhắc và kiên cố tới mức chính thứ văn chương ấy cũng trở thành một thể loại cằn cỗi. Chủ đề sáng tác của những thi sĩ bị nguyền rủa sinh ra trong xã hội tư bản (điển hình là bài thơ Chatterton của Vigny) đã được tôi luyện thành một thiên kiến, rằng nghệ sĩ chỉ vĩ đại khi đi ngược lại xã hội của thời đại mình, bất luận mọi thứ sẽ như thế nào. Đúng đắn thay khi ban đầu anh ta quả quyết rằng một nghệ sĩ chân chính không thể đi đôi với xã hội kim tiền, nhưng lại sai lầm thay khi sau đó anh phảng phất một niềm tin rằng nghệ sĩ chỉ có thể khẳng định chính mình bằng cách chống lại mọi lẽ thường. Cứ như vậy, rất nhiều nghệ sĩ của chúng ta từ lâu đã trở nên dị biệt, cảm thấy vô cùng có lỗi nếu không như vậy, và ao ước được nghe những tràng pháo tay lẫn tiếng huýt sáo. […] Cứ như vậy, trí thức thời nay luôn gắng hết mình để có được nhiều danh tiếng hơn.

Nghệ sĩ đương thời đã khước từ mọi thứ, thậm chí truyền thống của nền nghệ thuật mà anh ta theo đuổi, để rồi anh ảo tưởng mình là người tạo ra những luật lệ riêng và cuối cùng tự phong cho mình làm thần thánh. Ngay lúc ấy anh nghĩ rằng tự mình có thể sáng tạo ra thực tại. Tuy nhiên, một khi đã lánh xa cuộc sống, nghệ sĩ chỉ còn có thể tạo nên những tác phẩm đẹp mã, trừu tượng, làm động lòng người ta bởi những thể nghiệm lạ kỳ nhưng lại không có chút mỡ màu tốt tươi và đầy sức sống mà ta luôn tìm thấy ở nghệ thuật chân chính, thứ nghệ thuật có thiên chức gắn kết với đời. Lấy cái huyền hồ và trừu tượng của nghệ thuật ngày nay đem so sánh với những tác phẩm của Tolstoy hay Molière thì thật giống như lấy bã lúa mạch đem so sánh với những luống đất cày mỡ màng.

II

Thế thì nghệ thuật có lẽ là một thứ xa hoa giả trá. Chẳng mấy ngạc nhiên khi nghệ sĩ từng khao khát mọi thứ trở lại như xưa, còn họ thì quay về với sự thật. Kể từ khi quyết định điều đó, họ cũng đã phủ nhận việc nghệ sĩ có quyền sống khép kín trong cô độc, việc anh ta lấy chính bản thân mình và những mộng mơ của mình làm đối tượng của nghệ thuật mà đúng ra đối tượng ấy phải là hiện thực cuộc đời mà nhân loại cùng sống, cùng trải qua. Chắc chắn rằngThế thì nghệ thuật có lẽ là một thứ xa hoa giả trá. Chẳng mấy ngạc nhiên khi nghệ sĩ từng khao khát mọi thứ trở lại như xưa, còn họ thì quay về với sự thật. Kể từ khi quyết định điều đó, họ cũng đã phủ nhận việc nghệ sĩ có quyền sống khép kín trong cô độc, việc anh ta lấy chính bản thân mình và những mộng mơ của mình làm đối tượng của nghệ thuật mà đúng ra đối tượng ấy phải là hiện thực cuộc đời mà nhân loại cùng sống, cùng trải qua. Chắc chắn rằng Nghệ thuật vị Nghệ thuật, với những đặc trưng và biểu hiện của nó, đã thoát ly khỏi sự thấu hiểu của đám đông và đã thất bại trong việc nói ra sự thật về họ, thay vào đó, họ hằng mong mỏi nghệ sĩ hãy chủ động cất lên tiếng nói về quần chúng và cho quần chúng. Nghệ sĩ chỉ cần nói lên nỗi thống khổ và niềm hạnh phúc của nhân loại bằng chính ngôn ngữ của nhân loại và rồi anh sẽ được thấu hiểu bởi quảng đại nhân dân. Như thể một phần thưởng cho lòng trung thành tuyệt đối với hiện thực, anh có được sự thông tri với mọi người. Sự thông tri toàn vẹn với cuộc đời chính là lý tưởng của tất cả nghệ sĩ vĩ đại.

Trái ngược với thiên kiến hiện nay, nếu có ai đó không được quyền sống cô độc thì đó chắc chắn là nghệ sĩ. Nghệ thuật không thể là một cuộc độc thoại. Khi một nghệ sĩ cô độc và kém tiếng kêu gọi thế hệ sau, anh ta đơn giản chỉ khẳng định thêm một lần nữa cái nghề nghiệp thâm trầm của mình. Xét đến một cuộc đối thoại khả thi với những kẻ đương thời bị điếc hoặc lơ đễnh, anh ta kêu gọi sự chuyện trò ở diện rộng hơn với hậu thế. Nhưng để cất tiếng nói về và với tất cả mọi người, một nghệ sĩ phải nói được những gì tất cả đều biết và nói được hiện thực của cuộc đời chung. Nào biển cả, nào cơn mưa, nào những nhu cầu, nào cơn thèm khát, nào sự vật lộn chống lại thần chết — ấy là những thứ đã kết dính chúng ta lại. Chúng ta đồng điệu ở những gì cùng chứng kiến và cùng nếm trải. Những giấc mơ thuộc về cõi riêng tây nhưng hiện thực cuộc sống trên thế gian này thì không. Hoài bão của chủ nghĩa hiện thực là hoàn toàn hợp lý, bởi vì nó căn bản liên quan mật thiết đến hành trình sáng tạo nghệ thuật.

Vì vậy hãy trở nên thực tế! Hay đúng ra là, hãy cố gắng như vậy nếu có thể. Không phải ngôn từ nào cũng đều có ý nghĩa, cho nên cũng không dám chắc rằng chủ nghĩa hiện thực là khả thi, dù nó đáng ao ước đến nhường nào. Chúng ta hãy tự hỏi liệu trong nghệ thuật có cái gọi là Vì vậy hãy trở nên thực tế! Hay đúng ra là, hãy cố gắng như vậy nếu có thể. Không phải ngôn từ nào cũng đều có ý nghĩa, cho nên cũng không dám chắc rằng chủ nghĩa hiện thực là khả thi, dù nó đáng ao ước đến nhường nào. Chúng ta hãy tự hỏi liệu trong nghệ thuật có cái gọi là chủ nghĩa duy thực thuần tuýhay không. Dựa trên những tuyên ngôn của các nhàhay không. Dựa trên những tuyên ngôn của các nhà tự nhiên chủ nghĩa thì nó chính xác là sự mô phỏng lại hiện thực. Chủ nghĩa này đối với nghệ thuật cũng tương tự như việc chụp ảnh đối với hội hoạ, ở chỗ hiện thực vốn chỉ được sao chép lại và chụp ảnh vốn chỉ là lựa chọn. Nhưng chủ nghĩa này mô phỏng lại điều gì và cái gì mới là hiện thực? Kể cả tấm ảnh xuất sắc nhất, sau cùng, cũng không hoàn toàn là một sự mô phỏng khả tín, không thật sự đầy đủ tính chân thật. 

Trong vũ trụ của chúng ta, còn có điều gì chân thật hơn cuộc đời của một con người, và làm thế nào ta có thể hi vọng bảo tồn được sự chân thật đó tốt hơn một thước phim của chủ nghĩa hiện thực? Nhưng trong những điều kiện nào thì một bộ phim như vậy tồn tại được? Trong sự ảo tưởng. Chúng ta phải giả định rằng trong thực tế có một chiếc máy ghi hình hoàn hảo đến nỗi chăm chú vào một người đàn ông suốt ngày thâu đêm và liên tục ghi lại từng cử chỉ của anh ta. Bộ phim ấy có thời lượng bằng cả một đời người và rất phù hợp cho khán giả nào bằng lòng bỏ ra cả cuộc đời mình để theo dõi cuộc sống của người khác một cách chi ly tỉ mỉ. Thậm chí trong tưởng tượng, thước phim ấy cũng không hề thực tế vì một lý do đơn giản rằng hiện thực cuộc sống của một người không chỉ bị giới hạn bởi nơi anh ta đứng ngồi. Hiện thực còn là những cuộc đời khác — đầu tiên là đời sống của những người anh ta yêu thương, lẽ ra cũng phải được ghi hình, và sau đó là đời sống của những người xa lạ, những kẻ uy quyền và những phường đáng khinh, những đồng nghiệp, cảnh sát, những người thầy, những bằng hữu nơi hầm mỏ và xưởng đúc, những nhà ngoại giao và những kẻ độc tài, những nhà cải cách, những nghệ sĩ dệt nên huyền thoại […] — đã tạo nên sự hiện diện khiêm nhường của anh ta, của sự tình cờ tối cao ngự trị trong cuộc sống kỷ cương thường lệ. Bởi vậy trên thế gian chỉ có một thước phim hiện thực duy nhất: thứ được liên tục trình chiếu cho nhân loại xem bằng chiếc máy quay vô hình lắp trên màn ảnh thế giới. Mẫu nghệ sĩ — đã tạo nên sự hiện diện khiêm nhường của anh ta, của sự tình cờ tối cao ngự trị trong cuộc sống kỷ cương thường lệ. Bởi vậy trên thế gian chỉ có một thước phim hiện thực duy nhất: thứ được liên tục trình chiếu cho nhân loại xem bằng chiếc máy quay vô hình lắp trên màn ảnh thế giới. Mẫu nghệ sĩ hiện thực chủ nghĩa duy nhất chỉ có thể là đấng thần linh trên cao, nếu thật sự có thần linh thật. Còn tất những nghệ sĩ khác đang tồn tại, và chính bởi lẽ đó, họ không tuyệt đối trung thành với hiện thực. 

Cho nên, những nghệ sĩ chống lại xã hội tư bản và thứ nghệ thuật câu nệ hình thức mà nó sản sinh ra, những người khăng khăng muốn nói về hiện thực và chỉ nói mỗi hiện thực, đang lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan đầy nghiệt ngã. Họ phải lồng lộng chất hiện thực và họ lại không thể. Họ muốn dâng hiến nghệ thuật của mình cho hiện thực và hiện thực lại không thể được mô tả trừ khi chúng ta chọn cách dâng hiến nó cho sự độc đáo cá biệt của nghệ thuật. Nỗi thống khổ này của nghệ sĩ được minh hoạ rõ ràng trong các tác phẩm vào những năm đầu của Cách Mạng Nga. Mảnh đất Nga khi ấy, với những Blok và Pastenak vĩ đại, Maiakovski và Essenine, Eisenstein và nhiều nhà tiểu thuyết của xi măng và sắt thép, đã mang đến một cuộc trưng diện tráng lệ của hình thức và đề tài sáng tác, một niềm khắc khoải khôn nguôi, một chuỗi kiếm tìm điên dại.

[...] Để phản ánh chính xác cái bây giờ, một nghệ sĩ phải miêu tả cả cái sẽ trở thành. Nói cách khác, đối tượng phản ánh của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa chính xác là một cái gì đó chưa xảy ra trong thực tại.

Sự mâu thuẫn này có phần vĩ đại. Vả lại có thế nào thì mấy chữ Sự mâu thuẫn này có phần vĩ đại. Vả lại có thế nào thì mấy chữ văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa đã chứa đầy mâu thuẫn rồi. Làm sao chủ thuyết ấy khả thi trong khi hiện thực cuộc đời không hoàn toàn mang tính xã hội chủ nghĩa kể cả trong quá khứ lẫn hiện thời? Câu trả lời rất đơn giản: chúng ta sẽ lựa chọn trong thực tại của hôm qua hoặc hôm nay một tín hiệu nào đó mách bảo và có lợi cho một xã hội lý tưởng trong tương lai. Một mặt, chúng ta sẽ tận tuỵ cống hiến chính mình cho việc phủ nhận và lên án bất cứ khía cạnh hiện thực nào không mang tính xã hội chủ nghĩa, mặt khác, chúng ta đề cao và tán tụng những gì mang tính chất ấy hoặc sẽ trở nên như thế. Vô cùng chắc chắn rằng ta sẽ gầy dựng thành công một nền nghệ thuật tuyên truyền với những vị anh hùng cũng như những kẻ bất lương độc ác — nói cách khác, đó là loại văn chương tô vẽ hồng hào, cũng như loại văn chương vị hình thức, đã cắt bỏ gốc rễ khỏi mảnh đất hiện thực cuộc đời phức tạp và sinh động. Cuối cùng, nền văn nghệ ấy sẽ đậm đặc chất xã hội chủ nghĩa tới mức không còn chất hiện thực nữa.

Nguyên tắc thẩm mỹ này hướng đến tính hiện thực và trở thành một ý thức hệ mới, trong mắt những nghệ sĩ thực thụ, cũng nghèo nàn khô cằn không kém ý thức hệ tư bản. […] Nghệ thuật không phục tùng cho bất cứ điều gì. Nghệ thuật phụng sự sẽ tự lưu đày chính nó trong kiếp nô lệ. Những ai chăm chú đặc tả hiện thực thì được tán dương là nhà văn hiện thực chủ nghĩa. Họ có quyền phê chuẩn những cuộc kiểm duyệt và phẩm bình các nhà văn khác. Tiếng tăm của nhà văn trong xã hội tư bản bao gồm việc không cần được đọc hoặc bị hiểu nhầm ý nhưng tiếng tăm của nhà văn trong xã hội chuyên chế toàn trị lại bao gồm việc ngăn cản những nhà văn khác được đọc. Thêm một lần nữa nghệ thuật chân chính bị bóp méo và đẩy xuống miền vô thanh […].

Khi đối mặt với điều tệ hại này thì việc dễ dàng nhất chính là thừa nhận rằng cái gọi là hiện thực xã hội chủ nghĩa hầu như đã bất lực để có thể trở thành nghệ thuật vĩ đại và những nhà cách mạng, vì lợi ích trên hết của cuộc đấu tranh, tốt hơn nên tìm kiếm một hệ mỹ học khác. Nhưng tất cả chúng ta đều biết rất rõ rằng những người ủng hộ chủ thuyết ấy luôn hô hào rằng không có bất cứ nghệ thuật nào khác ngoài nó tồn tại. Họ dành nhiều thời gian để hô hào điều đó. Nhưng trong thâm tâm tôi vẫn quả quyết rằng họ không tin vào điều đó và thật sự ra việc họ làm chính là đặt cuộc đấu tranh cách mạng lên trên hết, còn nghệ thuật đành phải hạ mình hi sinh những chân giá trị. Nếu việc này được khẳng định rạch ròi thì chúng ta đã dễ dàng bàn luận hơn. Ta hãy kính trọng sự hi sinh cao cả ấy, sự hi sinh của những nghệ sĩ đã phải chịu đựng quá nhiều từ sự đối lập giữa nỗi bất hạnh chung của toàn dân và những đặc ân đôi khi gắn liền với đời nghệ sĩ […]. Ta hãy hiểu cho họ, đối thoại với họ, và hãy nói với họ rằng sự triệt tiêu quyền tự do sáng tạo có lẽ không phải là con đường đúng đắn để vực con người đứng lên chiến thắng kiếp nô lệ, hãy nói rằng khi họ đã muốn lên tiếng cho toàn thể nhân dân thì thật là ngớ ngẩn nếu họ từ chối lên tiếng cho thiểu số.

Thế đấy, văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa vô hình trung đã thú nhận mối quan hệ anh em sinh đôi của chủ nghĩa hiện thực chính trị. Một nền nghệ thuật tự hi sinh và hiến dâng cho một mục đích xa lạ mà đáng lẽ ra, xét về mặt giá trị, mục đích ấy không thể nào đứng ở vị trí tối cao đến thế. Tóm lại, chủ nghĩa này đã tạm thời gạt bỏ nghệ thuật để thực thi công lý trước tiên. Khi đã tồn tại công lý trong một tương lai khá mơ hồ, nghệ thuật sẽ phản tỉnh và phục sinh. Chúng ta luôn gán nghệ thuật vào một nguyên lý vàng bất di bất dịch của thời nay, đó là, không thể làm món trứng rán mà không đập vỡ quả trứng nào. Nhưng chúng ta không được để cho tư tưởng phổ biến này lấn lướt và đánh lạc hướng. Làm được món trứng rán ngon chỉ nhờ vào việc đã đập vỡ trăm ngàn quả trứng thôi thì chưa đủ, và tôi tin rằng tay nghề của một đầu bếp không bao giờ được đánh giá qua việc anh ta đã bóc hết bao nhiêu cái vỏ trứng. Nếu các “đầu bếp nghệ thuật” của thời đại chúng ta chăm chú vào việc đập thật nhiều cái trứng thì “món trứng rán văn hoá” sẽ chẳng bao giờ phát triển theo con đường đúng đắn và nghệ thuật sẽ chẳng bao giờ được hồi tỉnh. Sự dã man này không bao giờ diễn ra trong một giai đoạn ngắn. […] Nhờ nghệ thuật mà sự dã man ấy lớn lên thành đạo đức. Rồi từ sự kham khổ và xương máu của nhân dân, ta sẽ thấy nảy sinh thứ văn chương tầm thường, những đám đông quá khích, những hình tượng nghèo nàn như ảnh chụp, những vở kịch tôn giáo mà ở đó lòng căm phẫn thế chỗ sự thờ phụng. Nghệ thuật bị đẩy lên cực đỉnh của lạc quan chủ nghĩa; nó trở thành một thứ xa hoa tệ bạc nhất, một thứ giả trá lố lăng nhất.

Làm thế nào để ta ngạc nhiên đây? Nỗi thống khổ của nhân loại là một đề tài lớn lao mà không ai ngoài Keats, với tâm hồn nhạy cảm đến tột bậc, có thể chạm vào chính nó bằng đôi tay trần. Cái nền văn học sai khiến ấy đã gắng gượng làm vơi đi nỗi đau khổ của con người bằng những lời an ủi xoa dịu quá ư lộ liễu. Điều dối trá của Làm thế nào để ta ngạc nhiên đây? Nỗi thống khổ của nhân loại là một đề tài lớn lao mà không ai ngoài Keats, với tâm hồn nhạy cảm đến tột bậc, có thể chạm vào chính nó bằng đôi tay trần. Cái nền văn học sai khiến ấy đã gắng gượng làm vơi đi nỗi đau khổ của con người bằng những lời an ủi xoa dịu quá ư lộ liễu. Điều dối trá của chủ nghĩa Nghệ thuật vị nghệ thuật chính là cái xấu, cái ác bị nguỵ tạo và phớt lờ, điều mà chính nền văn nghệ này phải chịu trách nhiệm. Thế nhưng điều dối trá của chính là cái xấu, cái ác bị nguỵ tạo và phớt lờ, điều mà chính nền văn nghệ này phải chịu trách nhiệm. Thế nhưng điều dối trá của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, dẫu nền văn học này thừa nhận sự bất hạnh của nhân loại ngày nay, chính là những bất hạnh bị trở mặt, bị lợi dụng để tô hồng một tương lai đầy niềm vui mà không một ai hình dung ra được, cho nên tương lai chính là cái tráp chứa đầy hoang mang và dối lừa.

Cả hai hệ hình thẩm mỹ từ lâu đã đứng về hai đối cực, một bên thì khẳng định việc khước từ hoàn toàn thực tại cuộc đời, một bên thì quả quyết chối bỏ bất cứ điều gì không bắt nguồn từ đời thực nhưng lại bám vào thực tại tưởng tượng để rồi hoá thành một sự giả dối và lấp liếm trong nghệ thuật. Trường phái nghệ thuật học viện hữu khuynh thì làm ngơ trước cảnh khổ cực, thứ mà trường phái nghệ thuật học viện tả khuynh lợi dụng với những lý do kín đáo. Nhưng trong hai trường hợp này, nghệ thuật đều bị bỏ rơi và cùng lúc ấy nỗi khốn khổ lầm than của con người càng bị làm cho nặng nề thêm mà thôi.

III

Ta có phải đi đến kết luận rằng sự giả trá này là bản chất của nghệ thuật không? Thay vì vậy tôi sẽ nói rằng những quan điểm tôi đã trình bày cho đến giờ đều không phải là dối trá mà chỉ là ở mức độ nào đó nó không liên quan đến nghệ thuật. Vậy nghệ thuật là gì? Chắc chắn không đơn giản để tìm hiểu. Và thậm chí còn khó khăn hơn khi ta đang ở giữa một dư luận ầm ĩ có xu hướng luôn đơn giản hoá mọi thứ. Một mặt thì thiên tài được trông đợi phải trở nên tuyệt hảo và đơn độc; mặt khác, họ được kêu gọi phải tương đồng với mọi người. Chao ôi, thực tế còn phức tạp hơn. Và trong một dòng văn, Balzac từng khẳng định: “Thiên tài trông giống như mọi người và không một người nào có thể trông giống anh ta”. Điều đó cũng đúng với nghệ thuật, nghệ thuật sẽ trở nên rỗng tuếch nếu không có hiện thực cuộc đời và cuộc đời sẽ tầm thường nếu thiếu đi nghệ thuật. Làm sao nghệ thuật có thể sống khi tách khỏi đời thực và làm sao nghệ thuật có thể trở thành kẻ phụng sự cho hiện thực cuộc đời? Nghệ sĩ chọn một khách thể giống như cách khách thể ấy chọn anh ta. Nghệ thuật ở khía cạnh nào đó chính là một cuộc nổi dậy chống lại mọi sự thoái thác và mọi điều dang dở trên thế gian. Vì vậy, mục đích duy nhất của nghệ thuật là tạo ra một dạng thức khác của thực tại, ấy vậy mà, thực tại vẫn phải được bảo tồn như là nguồn cội của cảm xúc nghệ thuật. Ở điểm này, tất cả chúng ta đều rất hiện thực và đồng thời chẳng ai hiện thực. Nghệ thuật không hoàn toàn là sự khước từ cũng không hoàn toàn là sự thoả mãn với cái bây giờ. Nghệ thuật cùng lúc là sự khước từ lẫn sự thoả mãn giống như một giọt nước mắt không bao giờ rơi xuống và khô đi. Người nghệ sĩ sống mãi trong cái thế nhập nhằng, không có khả năng phủ nhận thực tại, tuy nhiên, anh vĩnh viễn phải đau đáu vì những khía cạnh của hiện thực cuộc đời vẫn còn bị bỏ ngõ. Để vẽ một tĩnh vật thì giữa người hoạ sĩ và trái táo cần phải có sự giáp mặt và điều chỉnh lẫn nhau. Và nếu những dáng hình sẽ không thể nhận diện được khi thiếu đi ánh sáng của thế gian thì chính những dáng hình thay phiên nhau tô điểm thêm cho ánh sáng ấy. Vũ trụ, bằng thứ ánh sáng huy hoàng rực rỡ của nó, gọi dậy cái sức sống trong những thể xác và những pho tượng im lìm, và chính tại thời điểm đó, bầu trời đầy sao cũng nhận lại từ chúng một thứ ánh sáng khác giao hoà với ánh sáng lộng lẫy ban đầu. Sự vĩ đại của phong cách nghệ thuật luôn nằm ở đường biên giữa người nghệ sĩ và khách thể sáng tạo của anh ta.

Chúng ta không cần phải thắc mắc rằng nghệ thuật nên lẩn trốn khỏi sự thực hay nên quy phục nó, mà trái lại chúng ta phải xác định cho được cái lượng chất hiện thực vừa đủ làm nên sức nặng cho một tác phẩm, giữ cho tác phẩm không trôi nổi bồng bềnh giữa mây gió trên cao nhưng cũng quá nặng đến nỗi tác phẩm lê mình mò mẫm dưới mặt đất. Mỗi nghệ sĩ giải quyết vấn đề này bằng chính trí tuệ và tài năng của riêng mình. Anh càng mạnh mẽ chống đối lại hiện thực bao nhiêu thì sức nặng của cuộc đời càng đối trọng với sự phản kháng ấy bấy nhiêu. Nhưng sức nặng của hiện thực không thể bóp chết nhu cầu được cô độc của nghệ sĩ. Tác phẩm vĩ đại nhất, có thể tìm thấy trong những vở bi kịch Hi Lạp, những sáng tác của Melville, Tolstoy hay Moliere, sẽ luôn là một tác phẩm cân bằng giữa hiện thực và sự chống chế hiện thực của con người, hai bên không ngừng dồn đẩy nhau đến mức trào dâng, sẽ là một tác phẩm chứa đựng đặc thù của đời sống, đó là tột đỉnh của niềm vui và tận cùng của giọt lệ cay xé lòng.

Rồi thì, sẽ có lúc, một thế giới mới mẻ xuất hiện, khác lạ với cuộc đời hằng ngày nhưng cũng ắp đầy sự đồng điệu, thật cá biệt nhưng cũng thật phổ quát […] -- một thế giới được gọi dậy bởi tài năng và sự bất mãn của thiên tài. Là vậy mà cũng chưa hẳn là vậy; cuộc đời vừa là tất cả, vừa là hư không -- đây là câu nói nước đôi muôn thuở của mỗi nghệ sĩ chân chính, nó giữ cho anh đứng thẳng lưng và vững vàng với đôi mắt luôn mở, và sẽ có lúc, nó thức tỉnh tất thảy những tâm hồn trong thế gian còn say ngủ trong cõi thực tại lãnh đạm và bất di bất dịch mà chúng ta mù quáng chấp nhận. Tương tự, nghệ sĩ không thể quay lưng lại với thời đại mình, nhưng cũng không thể đánh mất chính bản thân mình trong thời đại của họ. Nếu nghệ sĩ ngoảnh mặt làm ngơ thì anh chỉ nói trong hư vô. Nhưng ngược lại, nếu anh lấy thời đại mình làm khách thể sáng tạo thì anh ta cũng khẳng định sự hiện hữu của mình như một chủ thể và không thể hết mực tận tuỵ với thời đại được. Nói cách khác, vào cái thời khắc nghệ sĩ chọn con đường chịu chung số kiếp với đồng loại, anh ta cũng xác lập cái tôi cá nhân của mình. Và anh không tài nào thoát khỏi sự lưỡng phân ấy. Nghệ sĩ chiêm nghiệm từ lịch sử những điều mà chính anh, trực tiếp hoặc gián tiếp, trông thấy hoặc trải qua -- những tin thời sự và những người đang sống hôm nay -- chứ không phải là tin tức dự báo về một tương lai bất khả tri. Phán xét người đương thời dưới cái tên của một kẻ chưa hề xuất hiện chính là vai trò của lời tiên tri. Nghệ sĩ có thể trân quý những giai thoại mà người đời viết nên cho mình chỉ khi chúng có tác động trở lại những người đang sống. Nhà tiên tri, dù mộ đạo hay chính trị, có thể phán xét một cách vô điều kiện và không bao giờ hà tiện với việc đó. Nhưng nghệ sĩ thì không thể. Nếu anh phán xét một cách tuyệt đối thì anh đã tuỳ tiện tách bạch cuộc đời ra thành cái tốt đẹp và cái xấu xa và do đó anh sa vào lối viết cường điệu. Kim chỉ nam của nghệ thuật không phải là quyền lực tối cao mà trước hết phải là sự thấu hiểu. Đôi khi nghệ thuật ngự trị ở thế tối cao bởi chính sự thấu hiểu của nó. Thế nhưng chẳng có một thiên tài nào lại sáng tác bằng lòng thù hằn và sự khinh miệt. Ấy là lý do tại sao nghệ sĩ ở cuối chặng hành trình của mình lại chọn cách bào chữa thay vì tố cáo. Thay vì làm một quan toà, anh đóng vai một luật sư biện hộ. Anh không ngừng dành sự bênh vực cho những gì đang sống, vì sự sống. Anh chân thành bênh vực cho đồng loại chứ không đứng về phía những kẻ xa lạ bôi nhọ chủ nghĩa nhân đạo đương thời khiến nó biến thành bản chất vấn của phiên toà. Tác phẩm vĩ đại kết thúc bởi sự tiêu tan của mọi phán xét. Với nó, nghệ sĩ trong một lúc vừa bày tỏ sự trân trọng với phẩm hạnh cao quý nhất của nhân loại vừa cúi đầu nhượng bộ trước những tội ác ghê tởm nhất của con người. Wilde đã viết trong tù rằng “Không có bất cứ một kẻ cùng khổ nào trong cái chốn cùng khổ này bị giam hãm cùng với tôi, kẻ mà chẳng tìm thấy một mối liên hệ biểu tượng nào với ẩn số của cuộc đời”. Vâng, và cái ẩn số của đời sống trùng hợp với cái ẩn số của nghệ thuật.

Trong suốt một trăm năm mươi năm trời những nhà văn thuộc về cái xã hội kim tiền, hoạ hoằn mới có ngoại lệ, nghĩ rằng họ có thể sống an vui trong sự tắc trách. Thật ra họ sống và rồi chết đi trong cô đơn […]. Nhưng chúng ta đây, các nhà văn của thế kỷ hai mươi này, sẽ không bao giờ cô đơn nữa. Thay vào đó, chúng ta phải biết rằng chúng ta chẳng thể trốn thoát khỏi những khổ đau thường tình và lý lẽ duy nhất của chúng ta, nếu có, chính là phải cất lên tiếng nói, khi nào ta còn có thể, cho những ai không thể nói lên. Thế nhưng chúng ta phải lên tiếng cho tất cả những ai bây giờ đang đau khổ, bất chấp những vẻ huy hoàng đã qua hay sẽ tới của các đảng phái hay chính quyền áp bức họ: trên đời không có kẻ hành hình nào có đặc quyền với nghệ sĩ. Đó là lý do ngay lúc này và nhất là lúc này, cái đẹp không thể phục vụ một đảng phái nào; trước cũng như sau, cái đẹp chỉ phụng sự nỗi thống khổ và quyền tự do của con người mà thôi. Người nghệ sĩ duy nhất thật sự dấn thân chính là người không hề từ chối tham gia vào chiến trận, chí ít là anh chỉ từ chối gia nhập đội quân thường trực và vẫn giữ vai trò không chính quy.

Bài học mà sau đó anh tìm thấy trong cái đẹp […] không phải là bài học về lòng vị kỷ mà trái lại là về tình ái hữu chặt bền. Chính vì như vậy, cái đẹp chưa hề nô dịch bất kỳ ai. Và suốt cả nghìn năm dài, mỗi ngày, mỗi giây, nó xoa dịu nỗi đau trong kiếp nô lệ dai dẳng của hàng triệu con người và đôi khi giải thoát cho họ đến với tự do mãi mãi. Sau cùng thì có lẽ ta đã chạm đến cái vĩ đại của nghệ thuật, nó nằm ở sự đối chọi không ngừng giữa hương sắc và đắng cay, giữa tình yêu của nhân loại và sự cuồng dại của hoá công, giữa miền cô độc khôn kham và đám đông làm mệt lử, giữa sự phản kháng và sự tán thành. Nghệ thuật lần bước giữa hai vực thẳm, một bên là tính phù phiếm, một bên là sự tuyên truyền. Trên con đường mà người nghệ sĩ vĩ đại bước đi đến đỉnh cao cheo leo, mỗi bước tiến là cả một cuộc phiêu lưu, một sự mạo hiểm tột cùng. Tuy nhiên trong cuộc mạo hiểm ấy và chỉ trong mỗi nơi ấy tồn tại quyền tự do của nghệ thuật.

Một thứ tự do khó khăn như vậy thì giống với một pháp môn khổ hạnh hơn chăng? Nghệ sĩ nào sẽ phủ nhận nó? Nghệ sĩ nào dám quả quyết rằng anh ta xứng đáng ngang cơ với một nhiệm vụ không có điểm dừng như vậy? Sự tự do này phỏng định được sức khoẻ của thể xác và tinh thần, là một cách thức phản ánh sức mạnh của linh hồn và là một sự đương đầu bền bỉ nhẫn nại. Cũng như mọi sự tự do, nó là một thứ rủi ro không ngừng, một chuyến phiêu lưu vất vả, và đây cũng là lý do mà ngày nay chúng ta bằng mọi giá lánh xa sự mạo hiểm cũng như cách chúng ta trốn tránh một thứ tự do đòi hỏi quá nhiều, để mà chịu lấy bất cứ cảnh tù tội nào, để chí ít cũng có được tâm hồn nhàn tản. Nhưng nếu nghệ thuật không còn là một cuộc phiêu lưu thì nó là cái gì và lời bao biện của nó ở đâu? Không đâu, một nghệ sĩ tự do, không hơn gì một người tự do, là một con người của tự tại. Nghệ sĩ tự do là người tạo lấy những quy tắc riêng cho chính mình bằng nỗ lực to lớn. Anh ta càng giải khuôn phép những gì anh phải đưa vào trật tự, luật lệ của anh càng nghiêm khắc và anh càng khẳng định được sự tự do của mình. Có một lời nhận định của Gide mà tôi luôn tán thành dẫu có khi nó dễ bị hiểu nhầm: “Nghệ thuật sống nhờ vào sự gò bó và chết bởi sự tự do”. Điều ấy chí lý.

Nhưng ta không nên suy ra rằng nghệ thuật có thể bị chỉ huy. Nghệ thuật chỉ sống dựa vào sự gò bó nó tự tạo nên cho mình, và sẽ chết dưới mọi dạng khác. Ngược lại, nếu nghệ thuật không biết tự chế ngự mình, nó sẽ đắm chìm trong cơn mê muội điên rồ và biến chính mình thành nô lệ cho bóng tối. Vì vậy nền nghệ thuật tự do nhất cùng với nổi loạn nhất sẽ được liệt vào hàng ưu tú; nó sẽ nhận lấy phần thưởng danh giá vì nỗ lực lớn lao nhất. Nếu một xã hội với những nghệ sĩ không chấp nhận sự nỗ lực lâu dài và tự do này, nếu họ tự buông thả trong sự nhàn hạ của những lạc thú êm đềm hoặc văn chương công thức, trong cái trò Nhưng ta không nên suy ra rằng nghệ thuật có thể bị chỉ huy. Nghệ thuật chỉ sống dựa vào sự gò bó nó tự tạo nên cho mình, và sẽ chết dưới mọi dạng khác. Ngược lại, nếu nghệ thuật không biết tự chế ngự mình, nó sẽ đắm chìm trong cơn mê muội điên rồ và biến chính mình thành nô lệ cho bóng tối. Vì vậy nền nghệ thuật tự do nhất cùng với nổi loạn nhất sẽ được liệt vào hàng ưu tú; nó sẽ nhận lấy phần thưởng danh giá vì nỗ lực lớn lao nhất. Nếu một xã hội với những nghệ sĩ không chấp nhận sự nỗ lực lâu dài và tự do này, nếu họ tự buông thả trong sự nhàn hạ của những lạc thú êm đềm hoặc văn chương công thức, trong cái trò nghệ thuật vị nghệ thuật hoặc trong những giáo thuyết của hoặc trong những giáo thuyết của chủ nghĩa hiện thực, thì họ chỉ lẩn quẩn trong tư tưởng đoạn diệt và sự khô khan cằn cỗi mà thôi. Nói ra những lời này chẳng khác gì nói rằng cuộc tái sinh hôm nay tuỳ thuộc vào lòng can đảm của ta và ý chí của ta để đi đến sự sáng suốt. Vâng, cuộc tái sinh nằm trong tay của tất cả chúng ta. Nó tuỳ thuộc vào chúng ta, rằng cả phương Tây phải gọi dậy những kẻ chống Alexander để cùng nhau buộc lại cái nút thắt Gordian của nền văn hoá, vốn đã bị cắt đứt bởi sức mạnh của thanh kiếm.(*) Vì sứ mệnh này, chúng ta buộc phải nhận lãnh tất thảy những rủi ro và những việc nhọc nhằn mà tự do mang đến.

Chẳng cần thiết phải biết rằng chúng ta có thể thành công trong việc duy trì tự do bằng con đường công lý hay không. Điều cốt yếu phải ghi nhớ chính là không có tự do thì những thứ ta đạt được chỉ là con số không và cùng một lúc ta đánh mất công lý của ngày mai và vẻ bồng lai của ngày trước. Tự do kéo con người ra khỏi cảnh thân cô thế cô nhưng nô dịch thì cai trị cả một đám đông cô đơn. Chính vì cái bản chất tự do mà tôi đã cố định nghĩa này, nghệ thuật có thể kết liên người ta trong khi nền chuyên chế chính trị thì chia rẽ. Vì vậy thật không mấy kinh ngạc khi nghệ sĩ được mệnh danh là kẻ thù của mọi cuộc đàn áp. Thật không mấy kinh ngạc khi nghệ sĩ và tầng lớp trí thức đã trở thành nạn nhân của các chế độ bạo ngược hiện thời, dù họ thuộc phe Hữu hay phe Tả. Kẻ cường bạo biết rằng trong thế giới của tác phẩm nghệ thuật luôn tồn tại một thứ mãnh lực giải phóng […]. Mỗi tác phẩm vĩ đại sẽ kiến tạo gương mặt nhân loại, làm cho gương mặt ấy lộng lẫy và đáng kính hơn. Ngàn vạn tù trại và xà lim cũng không thể nào che giấu nổi cái bằng chứng vô cùng cảm động của phẩm chất cao cả ấy.

[…] Không có bất kỳ nền văn hoá nào mà không để lại một di sản, và chúng ta đây không thể cũng như không được phép đoạn tuyệt với những di sản văn hoá của phương Tây. Cho dù những tác phẩm nghệ thuật mai sau có ra sao đi nữa, chúng đều có chung một bí mật, được tạo nên bởi dũng khí và tự do, được ấp ủ bởi trăm ngàn nghệ sĩ táo bạo từ khắp mọi nơi, mọi thời. […]

Kết luận của tôi sẽ thật đơn giản. Giữa cái ồn ào nhiễu nhương và giữa cơn cuồng nộ của lịch sử ta, tôi sẽ nói rằng:Kết luận của tôi sẽ thật đơn giản. Giữa cái ồn ào nhiễu nhương và giữa cơn cuồng nộ của lịch sử ta, tôi sẽ nói rằng: “Hãy hoan hô”. Thực vậy, hãy hoan hô khi ta đã chứng kiến sự tận diệt của một châu Âu đầy dối trá và chuộng xa hoa cũng như khi ta giáp mặt với những sự thật tàn khốc. Ta hãy hoan hô với tư cách những con người bởi một trò phỉnh che mắt ta đã bị vạch trần để ta tận mắt thấy rõ điều gì đang đe doạ. Và ta hãy hoan hô với tư cách những nghệ sĩ vừa bị kéo ra khỏi giấc ngủ dài và sự điếc lác, bị thôi thúc phải dõi theo những kiếp lầm than, những cảnh tù gông và những dòng máu đổ. Nếu đứng trước cảnh tượng ấy, ta có thể lưu giữ kí ức về những ngày tháng và những diện mạo, và ngược lại, nếu đứng trước vẻ đẹp của thế gian, ta nhận thức rằng không thể quên đi những gì bị chà đạp nhục nhã thì nền nghệ thuật phương Tây sẽ dần dần khôi phục lại sức mạnh và vị thế quyền uy. Tất nhiên, trong lịch sử đã có những tiền lệ mà nghệ sĩ đương đầu với vấn đề khó nhằn này. Nhưng ở cái thời mà thậm chí những từ ngữ và câu chữ giản đơn nhất cũng có thể phải đổi bằng tự do và máu, thì nghệ sĩ phải học cách tiết chế chúng. Nguy nan rèn nên ưu tú, và sau cùng, mọi thứ vĩ đại đều bắt rễ trong rủi ro.

Thời đại của những nghệ sĩ vô trách nhiệm đã không còn. Chúng ta sẽ nuối tiếc niềm hạnh phúc nhỏ bé ấy. Nhưng chúng ta sẽ có thể thừa nhận rằng sự thử thách này đồng thời đóng góp vào những cơ hội để chúng ta đi đến sự chân thật, và chúng ta sẽ chấp nhận thử thách. Quyền tự do của nghệ thuật chẳng đáng giá nhiều khi cốt lõi của nó là đảm bảo sự thoải mái cho nghệ sĩ. Để một giá trị hoặc một đạo nghĩa nào đó bắt rễ sâu vào xã hội, tốt nhất không nên có một sự dối trá nào về nó; nói cách khác, chúng ta chịu trách nhiệm với nó bất cứ khi nào có thể. Nó sẽ ngưng bị bán rẻ nếu như tự do trở nên đầy nguy hại. Và tôi không thể tán thành với những người phàn nàn về sự tụt dốc của trí tuệ ngày nay. Rõ ràng họ nói phải. Nhưng, sự thật là, sự khôn ngoan thông thái chẳng bao giờ suy giảm nhiều như lúc nó còn là một thú vui vô nguy của những nhà nhân đạo chôn chân trên gác sách thư phòng. Còn giờ đây, khi trí tuệ cuối cùng phải thực sự đối diện với hiểm nguy, có thể nó sẽ một lần nữa rũ người đứng lên và được kính trọng.

Người ta bảo rằng sau khi Nietzche kết thúc mối tình với Lou Salome, trong chuỗi ngày cô độc tuyệt đối, vừa trăn trở vừa phấn chấn bởi cái viễn cảnh một lượng tác phẩm đồ sộ vẫn còn dở dang phải được hoàn thành mà không có một sự trợ giúp nào, ông đã dạo bước về đêm trên những ngọn đồi có tầm nhìn bao quát cả vịnh Genoa, thắp lên những đống lửa to từ lá rụng và cành khô và ngắm nhìn chúng bừng bừng cháy. Tôi đã hằng mơ về những ánh lửa ấy và thỉnh thoảng tưởng tượng ra những con người mang theo những tác phẩm của họ đối diện với những ánh lửa này, như thể đấy là một phép thử. Vâng xin thưa rằng, thời đại của chúng ta là một trong những ngọn lửa ấy đó, bằng chính sức nóng bất khả nại, nó sẽ thiêu rụi nhiều tác phẩm thành tro tàn mà không do dự gì! Thế nhưng đối với những trang viết vẫn trơ với lửa, chất rắn rỏi trong chúng sẽ được tôi luyện để chúng trở nên vô hoại, và, nhìn vào chúng, ta thoả sức đắm chìm mê mẩn trong niềm hân hưởng tột cùng của trí tuệ mang tên “ca tụng”.

Chúng ta, như tôi đây, có thể ao ước về một ngọn lửa dịu nhẹ hơn, một quãng nghỉ, một nhịp ngừng để mơ màng. Thế nhưng có lẽ không có bình yên nào sánh được với cái mà nghệ sĩ tìm thấy được trong bầu không nóng rực sôi nổi của một trận chiến. “Mỗi bức tường là một cánh cửa”, Emerson đã nói rất đúng. Đừng đi tìm cánh cửa, đừng đi tìm lối ra, đừng tìm ở đâu cả trên bức tường mà đối diện với nó chúng ta đang sống. Thay vào đó, hãy tìm kiếm một quãng nghỉ ngơi ở nơi mà nó tồn tại, ở giữa trận quyết chiến đầy người. Bởi lẽ trong quan điểm của mình, đấy là nơi đời tôi kết thúc, chính nơi đấy. Những ý tưởng vĩ đại đến được thế giới này một cách hoà nhã như chim câu. Có lẽ sau nó, nếu ta chú tâm mà lắng nghe, ta sẽ nghe thấy, giữa cái nhiễu nhương ầm ĩ của những đế chế và những đất nước, một tiếng vẫy cánh yếu ớt, sự khuấy động đời sống và hi vọng một cách nhẹ nhàng. Vài người cho rằng niềm hi vọng này nằm ở một dân tộc; số khác cho rằng nó ở trong chính mỗi con người. Tôi thì lại tin rằng nó được đánh thức, phục tỉnh, nuôi dưỡng mỗi ngày bởi hàng triệu cá nhân đơn độc — việc làm của họ và những tác phẩm của họ phủ nhận những rào cản và những cái lốt thô bỉ nhất của lịch sử — và vì vậy, có một sự thật vẫn hay bị đe doạ nhanh chóng loé sáng lên, một sự thật mà mỗi người, bằng chính những khổ đau và hân hưởng của mình, gầy dựng nên cho mọi người.


Người dịch: Nguyễn Minh Nhật Nam

Dịch từ bản tiếng Anh “Create dangerously” (nguồn: https://static1.squarespace.com/static/551b226fe4b04787f61bff74/t/5f11cf618fe11b29248aa88d/1595002721547/Create+Dangerously.pdf),
có đối chiếu với bản gốc tiếng Pháp “L’artiste et son temps” (nguồn: https://inventin.lautre.net/livres/Camus-L-artiste-et-son-temps.pdf)



(*) Theo truyền thuyết, ở thành phố Gordium (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) khoảng thế kỷ 4 trước công nguyên có một nút buộc vào một bánh xe bò cổ, gọi là nút Gordian. Tương truyền rằng ai tháo được nút này sẽ trở thành bá chủ châu Á. Vì vậy sau khi đánh chiếm Gordium, Alexander Đại Đế đã tìm mọi cách để tháo nút này, nhưng không thành công. Cuối cùng ông ta dùng gươm cắt đôi nút, và tuyên bố là đã thành công trong việc gỡ nút.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến